Sân Shah Alam bị phá bỏ
Sân Shah Alam được đưa vào sử dụng từ năm 1994 với kết cấu 6 tầng. Đây từng là một trong những sân vận động có sức chứa lớn nhất Đông Nam Á với 83.000 chỗ ngồi. Sân này một thời từng là biểu tượng của Malaysia, trước khi sân Bukit Jalil được xây dựng.
Trong quá khứ, sân Shah Alam từng tổ chức giải U20 World Cup năm 1997. Với nhiều CĐV Việt Nam, sân vận động này luôn mang tới nỗi ám ảnh lớn.
Sân Shah Alam bị phá bỏ để xây sân mới (Ảnh: ASEAN Football).
Cụ thể, trong trận bán kết lượt đi AFF Cup 2014 diễn ra ở sân Shah Alam, đội tuyển Việt Nam đã giành chiến thắng 2-1 với các bàn thắng của Huy Toàn và Văn Quyết. Trên khán đài, CĐV của Malaysia đã gây loạn. Họ đã tràn sang tấn công CĐV Việt Nam bằng gậy gộc, ném chai nước và nhiều loại vật dụng khác, khiến nhiều người đổ máu.
Trải qua thời gian, sân Shah Alam đã xuống cấp và bị hư hỏng nặng. Điều đó khiến cho giới chức Malaysia lo ngại về an toàn của khán giả.
CĐV Việt Nam từng bị hành hung trên sân Shah Alam (Ảnh: Gia Hưng).
Do đó, họ quyết định tháo dỡ sân Shah Alam để thay thế bằng phiên bản mới với mái che tự động hóa, hệ thống kiểm soát độ ẩm trong nhà. Sân mới chỉ còn một nửa sức chứa với khoảng 35.000 đến 45.000 chỗ ngồi. Việc xây dựng dự kiến hoàn thành vào năm 2029.
Chứng kiến sân Shah Alam sụp đổ trong khoảnh khắc, nhiều người hâm mộ Malaysia cảm thấy nhói lòng. Nơi đây từng ghi dấu không ít sự kiện bóng đá và thể thao tiêu biểu của đất nước này. Đối với người hâm mộ Việt Nam, đó là ký ức đau buồn không thể nào quên.
" alt=""/>SVĐ khổng lồ, nơi CĐV Việt Nam từng "đổ máu", sụp đổ trong khoảnh khắcMan City đã thắng Premier League trong cuộc chiến pháp lý về các khoản tài trợ (Ảnh: Getty).
Theo truyền thông Anh, phán quyết từ hội đồng trọng tài cho rằng một số quy định tài trợ của Premier League áp đặt lên Man City là bất hợp pháp.
Những quy định nhằm ngăn chặn các CLB "thổi phồng" các khoản tài trợ từ công ty liên kết với chủ sở hữu là vi phạm Đạo luật cạnh tranh và Premier League đã sai khi ngăn chặn hai thỏa thuận gần đây của Man City.
Nhóm luật sư của Man City được cho là đã giành chiến thắng ở 7 trong số các lập luận chính của họ, mặc dù nhiều tuyên bố của nhóm pháp lý này đã bị hội đồng bác bỏ.
The Citizens sẽ yêu cầu bồi thường chi phí và thiệt hại, trong khi Premier League có thể sẽ phải sửa đổi hoặc loại bỏ hoàn toàn hệ thống các quy tắc về Giao dịch của các bên liên quan (APT). Các CLB khác cũng có thể yêu cầu bồi thường nếu chứng minh được rằng mình bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, Premier League cho biết: "Tòa án đã công nhận sự cần thiết của hệ thống APT nói chung và bác bỏ phần lớn các lập luận của Manchester City. Hơn nữa, tòa án nhận thấy rằng các quy tắc là cần thiết để kiểm soát tài chính của Liên đoàn có hiệu quả.
Một số yếu tố chưa chặt chẽ của quy tắc không tuân thủ các yêu cầu về cạnh tranh theo hình thức hiện tại của chúng. Những yếu tố này có thể được sửa đổi nhanh chóng và hiệu quả bởi Liên đoàn và các CLB. Trong khi đó, Premier League sẽ tiếp tục vận hành hệ thống APT hiện tại".
" alt=""/>Man City thắng kiện Premier League, bóng đá Anh chịu ảnh hưởng lớnNhà thi đấu thuộc Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể thao tỉnh Bình Định (Ảnh: Doãn Công).
Theo báo cáo của Sở VH&TT, qua làm việc trực tiếp với HLV và VĐV hai đội bóng ném nữ (đội tuyển và đội năng khiếu), xác nhận: nghị quyết của đội bóng ném nữ được HLV và các VĐV cùng cam kết ký vào năm 2017. Nghị quyết này quy định nội quy sinh hoạt của VĐV, khen thưởng, kỷ luật, hỗ trợ VĐV cống hiến lâu năm...
Hàng tháng, mỗi VĐV nộp 500.000 đồng và các VĐV khi tham gia thi đấu đạt giải, tiền thưởng mỗi VĐV được chuyển trực tiếp vào tài khoản cá nhân.
Sau mỗi mùa giải, từng VĐV tự đánh giá bản thân, đưa ra toàn đội nhận xét và cùng HLV thống nhất đánh giá xếp loại theo các mức A, B, C, D. VĐV xếp loại A được nhận thêm 30%, B nhận thêm 15%, hạng C nộp lại 40%, hạng D nộp lại 50%. Phần còn lại nộp vào quỹ chung của đội.
Việc các VĐV đạt giải trích tiền thưởng cá nhân chia cho những VĐV không tham gia thi đấu, nhập quỹ phần dư là có.
Theo báo cáo của Sở VH&TT, việc HLV cắt một phần chế độ tiền ăn của VĐV tham gia các giải đấu để đóng quỹ là không có, mà hàng tháng các VĐV tự nộp vào quỹ đội bóng ném 500.000 đồng để chi tiêu chung của 2 đội bóng ném nữ.
Tất cả việc thu chi của đội đều được thủ quỹ vào sổ sách đầy đủ thông qua tài khoản cá nhân của VĐV Đỗ Thị Kim Yến (vợ của HLV Nguyễn Thái Hòa).
Qua kiểm tra sổ thu, chi quỹ thực tế, bắt đầu tư năm 2022, quỹ âm hơn 166 triệu đồng, hết năm 2023 còn âm quỹ hơn 89 triệu đồng.
Khoản tiền âm quỹ lớn nhất là đợt dịch Covid-19 kéo dài, toàn đội phải ở tập trung và chi nhiều cho các VĐV mắc Covid-19. Nhiều khoản chi hỗ trợ cá nhân và tiếp khách... với số tiền lớn từ 5 triệu đồng trở lên đã vượt quá khoản thu - chi của quỹ, dẫn đến số tiền âm quỹ có năm lên đến trên 200 triệu đồng, làm mất khả năng cân đối, gây bức xúc trong VĐV.
Theo lãnh đạo Sở VH&TT tỉnh Bình Định, việc ban hành nghị quyết của đội bóng ném nữ là sai, dẫn đến thưởng, phạt, thu chi không đúng quy định, gây bức xúc dư luận.
Ông Hòa là đảng viên, Phó Trưởng phòng Đào tạo - Huấn luyện thể thao để vợ là bà Đỗ Thị Kim Yến làm thủ quỹ của đội từ tháng 5/2023 đến nay là không đúng. Với số tiền âm quỹ tính đến hết năm 2023 là quá lớn nên ông Hòa và ban huấn luyện phải kiểm điểm chịu trách nhiệm và hướng khắc phục.
Đề nghị khắc phục số tiền chi quỹ âm năm 2023
Liên quan đến vụ việc trên, Sở VH&TT tỉnh Bình Định quyết định không cử ông Hòa tham gia nhiệm vụ tại giải vô địch các Câu lạc bộ bóng ném quốc gia năm 2024 để tiếp tục làm rõ trách nhiệm; đề xuất hướng xử lý, khắc phục số tiền chi âm quỹ của đội bóng ném đến cuối năm 2023 là hơn 89 triệu đồng.
Ngoài ra, việc ông Nguyễn Thái Hòa đã tham mưu Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao về việc ký hợp đồng VĐV với bà Trương Thị Ái Liên là không sai. Tuy nhiên, việc ký hợp đồng với VĐV Trương Thị Ái Liên là viên chức của Trường Tiểu học Âu Cơ là sai.
Trao đổi với phóng viên, ông Tạ Xuân Chánh, Giám đốc Sở VH&TT tỉnh Bình Định, khẳng định việc thu quỹ của đội bóng ném nữ mà không xin ý kiến lãnh đạo Sở là sai.
Nếu có khó khăn phải báo cáo lãnh đạo Sở, trong thẩm quyền cho phép giám đốc sở sẽ giải quyết, còn không, sở tham mưu báo cáo UBND tỉnh Bình Định xem xét.
"Sở đã chỉ đạo kiểm điểm, xử lý theo quy định, kể cả kỷ luật nếu có. Nghiêm cấm từ nay không để xảy ra việc thu quỹ nếu không có chủ trương. Nếu như đơn vị nào mà tiếp tục thu quỹ thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm", ông Chánh nói.
HLV giữ tiền quỹ của VĐV là sai
Liên quan đến lùm xùm tại Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể thao tỉnh Bình Định, lãnh đạo Sở VH&TT tỉnh cũng có kết luận, việc ông Nguyễn Văn Hùng - HLV đội bóng đá năng khiếu U13 đã tự ý thu tiền thuê sân tập và tiền quỹ của 21 VĐV đội bóng đá năng khiếu U13 từ năm 2022 đến tháng 8/2023 là có một phần chưa đúng.
Tuy nhiên, việc HLV Nguyễn Văn Hùng giữ tiền quỹ do các phụ huynh đóng góp chuyển vào tài khoản cá nhân để chi các khoản nêu trên là sai.
Ông Hùng thống kê việc thu chi chưa đầy đủ, không đúng số lượng VĐV so với hàng tháng, không đảm bảo trong thu, chi tiền quỹ do VĐV đóng. Điều này gây bất bình trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến uy tín đơn vị. Ông Hùng đã bị tạm dừng công tác huấn luyện từ ngày 1/11/2023.
" alt=""/>HLV đội bóng ném nữ bị tố "cắt xén" tiền ăn của vận động viên để nộp quỹ